Vị thuốc chữa bênh nam khoa – Nam khoa, chữa bệnh nam khoa https://namkhoa.org Nam khoa, chua benh nam khoa Fri, 08 Apr 2016 06:40:13 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.7.11 Hạt tơ hồng vị thuốc chữa yếu sinh lý https://namkhoa.org/benh-di-tinh/hat-to-hong-vi-thuoc-chua-yeu-sinh-ly.html https://namkhoa.org/benh-di-tinh/hat-to-hong-vi-thuoc-chua-yeu-sinh-ly.html#respond Tue, 09 Sep 2014 02:54:56 +0000 https://namkhoa.org/?p=3240 Hạt tơ hồng chữa yếu sinh lý

Hạt tơ hồng chữa yếu sinh lý

Theo Đông y, hạt tơ hồng có vị ngọt, cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận có tác dụng bổ can thận, tráng dương, ích tinh tủy, mạnh gân cốt, thông tiểu, nhuận tràng, sáng mắt.

Dây tơ hồng vàng (thuộc họ bìm bìm) là một loại dây ký sinh trên các cây khác, thân sợi có màu vàng hay nâu nhạt, không có lá. Cây có rễ “mút” để hút các thức ăn từ cây chủ. Hoa ít thấy, hình cầu màu trắng nhạt, gần như không có cuống, tụ thành 10 – 20 hoa một. Bộ phận dùng làm thuốc là dây hoặc hạt (thỏ ty tử) đã được phơi hay sấy khô.

Theo Đông y, hạt tơ hồng có vị ngọt, cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận có tác dụng bổ can thận, tráng dương, ích tinh tủy, mạnh gân cốt, thông tiểu, nhuận tràng, sáng mắt. Hạt tơ hồng được dùng làm thuốc chữa thận hư tinh lạnh, liệt dương, di tinh, gối lưng đau mỏi, đau nhức gân xương, tiểu đục, chống viêm, an thần…

Dây tơ hồng có vị ngọt đắng, tính bình, không độc. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi thủy, giải độc. Dùng chữa thổ huyết, nục huyết, huyết băng, lâm trọc, đới hạ, lỵ tật, hoàng đản, ung nhọt, rôm sảy…

Một số bài thuốc từ tơ hồng vàng:

Hỗ trợ điều trị chứng liệt dương: Hạt tơ hồng 12g; lộc giác giao 20g; thục địa, phá cố chỉ, bá tử nhân, phục linh mỗi vị 12g. Làm thành viên, mỗi ngày uống 20 – 30g. 15 ngày là một liệu trình.

Chữa tiểu đêm, di tinh: Hạt tơ hồng 7g, phúc bồn tử 4g, kim anh tử 6g, nước 400ml. Sắc còn 100ml. Lọc bỏ bã. Chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục 10 ngày một liệu trình.

Tiểu tiện không thông: Dây tơ hồng vàng một nắm, nấu cùng gốc hẹ, lấy nước bôi vào vùng bụng quanh rốn. Dùng 3 – 5 ngày.

Chữa khí hư do thận hư: Hạt tơ hồng 8g; thục địa, hoài sơn mỗi vị 12g; sơn thù, đan bì, phục linh, phụ tử chế, trạch tả, khiếm thực, tang phiêu tiêu mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa thận hư không tàng tinh, di tinh: Hạt tơ hồng 8g; thục địa, cao ban long mỗi vị 12g; hoài sơn, kỷ tử, đương quy, đỗ trọng, phụ tử chế mỗi vị 8g; sơn thù 6g; nhục quế 4g. Tất cả tán bột làm viên, uống mỗi ngày 10 – 20g hoặc sắc uống ngày một thang.

Chữa kiết lỵ: Dây tơ hồng vàng (hái toàn cây, cả nụ và hoa) thêm vài lát gừng vào sắc uống (với liều 30g mỗi ngày). Dùng trong 5 ngày.

Chữa đau lưng mỏi gối do thận suy yếu: Hạt tơ hồng 12g; cẩn tích, củ mài mỗi vị 20g; bổ cốt toái, tỳ giải, đỗ trọng mỗi vị 16g; rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau xương mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang. 10 ngày là một liệu trình.

Thuốc bổ – cố tinh: Hạt tơ hồng 8g, ngũ vị tử 1g, xa tiền tử 1g, khởi tử 8g, phúc bồn tử 4g. Các vị tán nhỏ trộn với mật ong, làm thành viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 4g. 10 ngày là một liệu trình, nghỉ 5 – 7 ngày lại tiếp tục dùng.

Dương suy, di tinh, lưng gối đau nhức, tiểu tiện nhỏ giọt ở đàn ông và bạch đới ở phụ nữ: Dây tơ hồng vàng 9 – 12g sắc với nước, pha thêm chút rượu hoặc đường vào để uống.

Bác sĩ Lê Hoài Nam

]]> https://namkhoa.org/benh-di-tinh/hat-to-hong-vi-thuoc-chua-yeu-sinh-ly.html/feed 0 Tiên mao vị thuốc chữa liệt dương https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/tien-mao-vi-thuoc-chua-liet-duong.html https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/tien-mao-vi-thuoc-chua-liet-duong.html#respond Tue, 04 Dec 2012 01:32:11 +0000 https://namkhoa.org/?p=3008 Tiên mao vị thuốc chữa liệt dương

Tiên mao vị thuốc chữa liệt dương

Tiên mao, thuộc họ sâm cau, tên khác là tiên mao sâm, sâm cau, ngải cau, cồ lốc lan, là một cây thảo, cao 20 – 30cm. Thân rễ mập, hình trụ dài, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ. Lá xếp nếp như lá cau, gân song song. Hoa nhỏ, màu vàng. Quả nang, thuôn dài.
Theo Đông y, dược liệu tên mao có vị cay, tính ấm, hơi độc, có tác dụng cường dương, ích tinh, làm se, giảm đau, hạ áp, chống viêm, mạnh gân xương, được dùng trong những trường hợp sau:
Chữa thận dương suy yếu, chữa liệt dương, di tinh, lưng gối đau mỏi, phong thấp: tiên mao 50g thái nhỏ (sao vàng) ngâm với 500ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần vào trước 2 bữa ăn chính, mỗi lần 25 – 30ml.
Cây tiên mao.
Hoặc tiên mao 20g; thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục mỗi vị 16g; hồi hương 4g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: tiên mao 8g; sâm bố chính, hoài sơn, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc mỗi vị 12g; cam thảo nam, cáp giới, ngũ gia bì mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hoặc tiên mao, dâm dương hoắc, ngũ gia bì, mỗi vị 125g; nhãn bỏ hạt 100 quả. Tất cả thái nhỏ ngâm với rượu trắng 1.500 – 2.000ml trong 20 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 – 30ml.
Thuốc bổ thận cho người trung niên và cao tuổi: tiên mao, dâm dương hoắc, tang thầm, tử hà xa, hoài sơn, thỏ ty tử, hoàng tinh, thục địa mỗi vị 15g; sơn thù nhục 12g; thận dê 2 quả. Tất cả nấu nhừ, ăn cái uống nước làm 2 – 3 lần trong ngày.
Chữa tăng huyết áp, nhất là đối với phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh: tiên mao, ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy mỗi vị 12g. Sắc uống trong ngày.
Chữa sốt xuất huyết: tiên mao 20g (sao đen), cỏ nhọ nồi 12g, trắc bách diệp 10g (sao đen) quả dành dành 8g (sao đen). Tất cả thái nhỏ, sắc uống ngày 1 thang.
Chữa tê thấp, đau mình mẩy: tiên mao, hy thiêm, hà thủ ô đỏ mỗi vị 50g; rượu trắng 700ml. Ngâm trong 7 ngày hoặc hơn. Ngày uống 50ml, chia làm 2 lần.
DS. Đỗ Huy Bích

]]>
https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/tien-mao-vi-thuoc-chua-liet-duong.html/feed 0
Dâm dương hoắc không chỉ bổ thận tráng dương… https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/dam-duong-hoac-khong-ch%e1%bb%89-bo-than-trang-duong.html https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/dam-duong-hoac-khong-ch%e1%bb%89-bo-than-trang-duong.html#respond Mon, 23 May 2011 07:55:53 +0000 https://namkhoa.org/?p=821 Dâm dương hoắc còn gọi là dương hoắc, tiên linh tỳ… Tên khoa học: Epimedium sp, họ Hoàng liên gai (Berberidaceae). Dâm dương hoắc là cành và lá đã phơi hay sấy khô của hai loài dâm dương hoắc: dâm dương hoắc lá to và dâm dương hoắc lá mác. Hai loài này có ở vùng núi cao ở Sa Pa, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang. Thành phần trong dâm dương hoắc có flavonoid, phytosterol, tinh dầu, acid palmitic, dầu béo, vitamin E, alcaloid. Dịch chiết dâm dương hoắc có tác dụng tương tự oestrogen, có tác dụng hưng phấn, làm tăng bài tiết tinh dịch; hạ huyết áp, hạ đường huyết, ức chế một số vi khuẩn liên cầu, phế cầu, tụ cầu. Theo Đông y, dâm dương hoắc vị cay, ngọt, tính ấm; vào can thận. Có tác dụng bổ thận tráng dương, cường kiện cân cốt, khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp thận dương hư, sợ lạnh tay chân lạnh, đau lưng, mỏi gối, tê bại tay chân, liệt dương di tinh, phụ nữ cao huyết áp ở thời kỳ mãn kinh, người cao tuổi xuyễn khái. Liều dùng: 8 – 20g có thể dùng:

Một số bài thuốc có dâm dương hoắc:

 Ấm thận tráng dương: Trong trường hợp thận dương suy kém, lưng đau, liệt dương, đái dắt,  không nhịn được:

Rượu thuốc dâm dương hoắc: Dâm dương hoắc 1.000g, rượu trắng 10 lít. Ngâm trong 1 tháng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Trị liệt dương, bán thân bất toại.

Thịt dê hầm dâm dương hoắc: Dâm dương hoắc 25g, thịt dê 200g. Cho chút rượu khuấy trộn đều, thêm muối hầm chín nhừ, thêm gừng, hành, gia vị ăn. Dùng cho các trường hợp nam giới thiểu năng sinh dục, tinh trùng ít, hoạt lực kém, liệt dương di tinh; người cao tuổi có thể suy nhược đau lưng mỏi gối, yếu tay chân.

Trừ thấp giảm đau: Đau các khớp xương do phong thấp hoặc hàn thấp, chân tay co quắp tê cứng: Dâm dương hoắc 20g, uy linh tiên 12g, thương nhĩ tử 8g, quế chi 8g, xuyên khung 8g. Sắc uống. Ngoài ra có thể dùng rượu dâm dương hoắc huyết đằng: Dâm dương hoắc 30g, ba kích 30g, kê huyết đằng 30g, rượu 1.000ml, đường phèn 60g, ngâm sau 7 ngày thì dùng. Dùng cho các trường hợp phong thấp đau nhức xương khớp, đau lưng, đau mỏi toàn thân.

Chữa viêm phế quản, hen suyễn: Dâm dương hoắc tán mịn 6g. Uống với nước sắc dâm dương hoắc 20g. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản mạn tính, hen suyễn dài ngày.

Phụ nữ tiền mãn kinh, lo âu: Dâm dương hoắc 15g, bách hợp 15g, tiểu mạch 30g, đại táo 20g, cam thảo 6g. Sắc uống trong ngày. Dùng cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh, đau lưng, mỏi mệt, hốt hoảng, lo âu.

Kiêng kỵ : Người âm hư hoả vương, chứng liệt dương do thấp nhiệt thì không được dùng

Theo suckhoedoisong

]]>
https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/dam-duong-hoac-khong-ch%e1%bb%89-bo-than-trang-duong.html/feed 0
Mâm xôi – thuốc quý cho quý ông https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/mam-xoi-thuoc-quy-cho-quy-ong.html https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/mam-xoi-thuoc-quy-cho-quy-ong.html#respond Thu, 31 Mar 2011 03:18:11 +0000 https://namkhoa.org/?p=798 Trong vườn thuốc cổ truyền, có vị thuốc mang tên “mâm xôi” rất quý cho giới mày râu. Mâm xôi còn gọi là đùm đùm. Tên khoa học là rubus alceaefolius poir. (r.molúccanus L) thuộc họ hoa hồng (rosaceae). Gọi tên mâm xôi vì nó có quả kép trông như đĩa xôi, màu đỏ.

Đặc điểm của cây mâm xôi

Cây mọc hoang ở khắp vùng đồi núi rừng miền Bắc Việt Nam. Toàn cây mâm xôi đều có thể dùng làm thuốc. Lá có vị se, có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, tán ứ, tiêu viêm. Lá có flavonoid, tanin, fragarin, acid gallic và ellagic.

Quả mâm xôi chín màu đỏ tươi rất đẹp, mùi vị gần giống quả dâu tây nhưng không ngon bằng. Quả có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, giữ tinh khí, làm cường dương, mạnh sức.

Quả có vitamin C, pectin, fructoz, acid ellagic và acid hữu cơ khác. Quả mâm xôi phải bảo quản trong tủ lạnh vì nó chóng hư.

Cành lá già phơi khô, nấu nước uống thay chè làm dễ tiêu hóa. Quả chữa đau thận hư, tinh yếu, liệt dương, tiểu són, tiểu không tự chủ, hoạt tinh, di tinh.

Nước sắc lá dùng trị viêm nhiễm ở miệng và cổ họng, hoạt chất có thể là tanin.

Liều dùng: 20 – 30g sắc uống.

Một số công dụng trị bệnh của mâm xôi

Cây dùng làm trà uống mát, lợi tiểu tiện. Liều dùng 10 – 15g hãm hoặc sắc uống.

Ở Ấn Độ, người ta dùng quả làm thuốc chữa bệnh đái dầm của trẻ em. Lá được dùng làm thuốc điều kinh, gây sảy thai.

Chống oxy hóa: quả mâm xôi có vitamin C, flavonoid, acid ellagic, là những chất chống oxy hóa. Acid ellagic có khả năng chống oxy hóa tương đương vitamin E, vì vậy nên ăn quả mâm xôi để chống lão hóa, ngừa bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư.

Bệnh tiết niệu: xưa kia người ta dùng quả mâm xôi để trị nhiễm trùng đường tiểu, tuy nhiên những thử nghiệm khác không thấy tính kháng khuẩn của dịch quả mâm xôi. Có báo cáo cho rằng nước sắc rễ và lá trị được nhiễm trùng đường tiểu do E. coli.

Trị sạn thận: mâm xôi làm giảm lượng lớn canxi trong nước tiểu, vì vậy có khả năng chống sạn thận.

Trị đái tháo đường: Đông y quan niệm đái tháo đường thuộc chứng tiêu khát do chân âm hao tổn. Phế khát gây thích uống nhiều, vị khát gây ăn nhiều không biết no, thận khát sinh ra tiểu nhiều. Quả mâm xôi thanh nhiệt, giải khát, giúp hỗ trợ thanh nhiệt ở các tạng phủ bệnh. Vị ngọt trong quả mâm xôi là fructose, một loại “đường chậm” vì thế người bị đái tháo đường không phải kiêng dùng. Briggs C.J. công bố rằng mâm xôi làm giảm đáng kể glucose huyết ở vật thí nghiệm (Can Pharmaceutical 1997).

Chống ốm nghén: kinh nghiệm dân gian dùng quả mâm xôi cho phụ nữ ốm nghén. Tuy nhiên, với dược học hiện đại, chưa có công bố thử nghiệm về tác hại của quả mâm xôi vào thai nhi, vì vậy, nên cẩn thận khi dùng cho thai phụ.

Tăng khả năng tình dục: nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy cơ quan sinh dục suy yếu có hàm lượng kẽm thấp. Các nhà khoa học phát hiện trong hạt quả mâm xôi có hàm lượng kẽm rất cao, được cơ thể hấp thụ tốt. Kẽm là chất dinh dưỡng quan trọng cho tình dục, nó có thể kiểm soát hàm lượng testosteron, giúp nam giới nhanh chóng hưng phấn và tăng cường sức mạnh của tinh trùng. Các nhà khoa học còn khuyên trước khi quan hệ tình dục nên ăn mấy quả mâm xôi vì trong quả mâm xôi còn có hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao, giúp máu lưu thông tốt hơn tới cơ quan sinh dục.

Trị viêm gan mạn tính, sưng gan, viêm tuyến vú: dùng 30 – 40g cành lá cây mâm xôi, với cây ô rô, mộc thông, mỗi vị 15 – 20g, sắc uống.

Trị viêm gan cấp và mạn, viêm tuyến vú, viêm loét miệng: cành lá cây mâm xôi 30g, ba kích, kim anh, mỗi vị 10 – 15g, sắc uống.

Theo SKĐS

]]>
https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/mam-xoi-thuoc-quy-cho-quy-ong.html/feed 0
Tằm chữa liệt dương, trị rối loạn kinh nguyệt https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/tam-chua-liet-duong-tri-roi-loan-kinh-nguyet.html https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/tam-chua-liet-duong-tri-roi-loan-kinh-nguyet.html#respond Tue, 29 Mar 2011 03:52:31 +0000 https://namkhoa.org/?p=794 Tằm có công dụng bổ gan ích thận, dùng để chữa liệt dương, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh sớm

Tằm ăn lá dâu có tên khoa học là Bombyx mori Linnaeus, nhiều bộ phận và sản phẩm  của con tằm được dùng để làm thuốc như tằm chính, tằm vôi, nhộng tằm, kén tằm, phân tằm, ngài tằm, giấy trứng tằm…. Ngài tằm là sản phẩm giúp nam giới chữa bệnh liệt dương.

Con tằm còn gọi là tàm nga, con ngài…, có vị mặn, tính ấm. Công dụng bổ ích can thận, sáp tinh tráng dương, dùng để chữa liệt dương, di mộng tinh, lãnh cảm tình dục, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh sớm, niệu huyết, bạch trọc, bỏng, thương tổn do kim khí, trẻ em cứng lưỡi khóc không ra tiếng… Một số vận dụng cụ thể như sau:

– Chữa liệt dương: tàm nga 100g phơi âm can, tán bột, trộn mật làm hoàn, mỗi viên to bằng hạt ngô, mỗi tối uống 1 viên. Hoặc tàm nga lượng vừa đủ sao vàng, tán bột, mỗi lần uống 9g với rượu.

– Chữa di tinh bạch trọc: tàm nga lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, dùng nước cơm làm hoàn to bằng hạt đỗ xanh, mỗi ngày uống 40 viên với nước muối nhạt.

– Chữa lãnh cảm tình dục, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh sớm: tàm nga 100g ngâm với 500ml rượu trong 7-10 ngày, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30ml.

(Theo eva)

]]>
https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/tam-chua-liet-duong-tri-roi-loan-kinh-nguyet.html/feed 0
Thảo dược chữa yếu sinh lý https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/thao-duoc-chua-yeu-sinh-ly.html https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/thao-duoc-chua-yeu-sinh-ly.html#respond Fri, 18 Mar 2011 03:30:22 +0000 https://namkhoa.org/?p=785 Tui hỏi câu này giùm ông xã thôi. Bữa nọ, xem bài “Thần dược 2 mặt”, thấy ghê, hậu quả Viagra to dữ ta! Nên mới tính bài dân tộc. Bà bạn tui biểu là “dâm dương hoắc” cũng hiệu quả lắm đó. Phải vậy hôn?

Trả lời:

Vâng, xin tư vấn ba cái vụ đó giúp bà đây. Bà hỏi có sao mà phải kêu là hỏi “giùm ông xã”. Một ông lương y giúp tôi trả lời thế này:
Dâm dương hoắc (dân gian còn gọi là “cây thuốc dê ăn lá có 3 loại khác nhau, thuộc họ Hoàng liên gai) được tín nhiệm có lẽ vì người ta thấy những gã dê cụ rất thích ăn lá của cây đó, mà gã lại có bản lĩnh “đàn ông” rất đáng… mơ ước, quản lý và phục vụ một hậu cung cả chục mỹ nữ họ Dương đến nơi đến chốn mà chẳng ủ rũ như “cò bợ gặp mưa”.

Chẳng biết hai hiện tượng ấy có quan hệ gì không mà các tài liệu đông y cổ nói rằng: dâm dương hoắc có tác dụng trợ dương, ích tinh, khử phong, thắng thấp. Các cụ lang thường kê đơn chữa chứng bất lực ở nam giới với lời giải thích là thang thuốc các cụ cho để sắc uống hay ngâm rượu có tác dụng kích thích và gây ham muốn tình dục.Nó chữa chứng bất lực, ít tinh dịch và bổ thận.

Dâm dương hoắc hiện có bán trên thị trường Đông dược và bạn có thể mua dế dàng tại các hiệu thuốc đông y. Cụ lang B. ở Hà Nội tiết lộ cho Gúc mấy đơn thuốc đơn giản thế này:

– Để tăng cường ham muốn cho ông xã: Lá dâm dương hoắc 20g, hoàng kỳ 20g, cam thảo 5g sắc uống ngày một thang. Nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy bài thuốc này có tác dụng bổ âm, sinh dương, kích thích tình dục. Người mắc bệnh cao huyết áp, thiếu máu… sử dụng bài thuốc này rất tốt vì cả hoàng kỳ lẫn dâm dương hoắc đều có tác dụng làm tăng ham muốn, đồng thời hạ huyết áp.

– Để chữa bệnh “mềm xèo” cho ông xã: Lá dâm dương hoắc 8g, gừng tươi 2g, cam thảo 2g sắc uống chia 3 lần trong ngày. Ngoài dâm dương hoắc, gừng tươi cũng có tác dụng làm tăng lượng tinh dịch ở nam giới, tăng khả năng hoạt động của tinh trùng, bồi bổ thể lực. Gừng có 12 hoạt chất chống ôxy hoá phòng chống các bệnh tim mạch, nhiễm độc gan, tăng tuần hoàn máu, giảm mỡ máu.

– Để ngâm rượu (cách chữa kiên trì): lá dâm dương hoắc 30g, nhân sâm 30g, hoàng kỳ 30g, ba kích 30g, bồ đào nhục (quả nho) 30g. Tất cả ngâm trong 2 lít rượu ngon. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần một chén con (30ml) vào bữa ăn. Tất cả thành phần trên đều có tác dụng bồi bổ khí huyết, kích thích tình dục.

Mong bài thuốc trên là thứ Viagra dược thảo hợp với ông xã của bà và đúng như câu nói “một người khoẻ hai người vui”. Chắc bà sẽ hài lòng.

(Theo vietnamnet.vn)

]]>
https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/thao-duoc-chua-yeu-sinh-ly.html/feed 0
Củ súng chữa di tinh, tóc bạc sớm https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/cu-sung-chua-di-tinh-toc-bac-so.html https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/cu-sung-chua-di-tinh-toc-bac-so.html#respond Sat, 12 Feb 2011 10:54:46 +0000 https://namkhoa.org/?p=706

Các chứng tóc bạc sớm, cảm nắng, di tinh, ra mồ hôi trộm, suy nhược cơ thể… có thể cải thiện một phần nhờ củ súng.

Cây hoa súng mọc ở đầm lầy, ao hồ trên khắp đất nước ta, còn có tên là cây thụy liên, cây từ bích hoa… Đông y thường dùng lá, hoa, quả, thân, rễ cây hoa súng để làm thuốc thanh nhiệt, cầm máu, chống co giật, say nắng, mất nhiều mồ hôi, suy nhược cơ thể, di tinh, khí hư bạch đới, hen suyễn, thận hư.

Ảnh: Lê Quân

Trị chứng cảm nắng: Lấy củ súng rửa sạch, nấu chín cho thêm đường vào ăn rất tốt.

Trị chứng di tinh, ra mồ hôi trộm, suy nhược cơ thể, kém ăn, mệt mỏi: Lấy 400 gr củ súng nấu chín, bóc bỏ vỏ, 800 gr củ mài nấu chín, bóc bỏ vỏ. Đem hai vị trên phơi khô, tán bột. Ngày dùng 10 gr nấu thành cháo, ăn lúc đói bụng.

Trị tóc bạc sớm ở tuổi thanh niên: 200 gr củ súng, 500 gr cỏ nhọ nồi. Củ súng sao vàng, cỏ nhọ nồi phơi khô nơi bong râm tán bột trộn đều. Uống với nước cơm ngày 2 lần lúc đói.

Trị chứng di tinh ở nam giới, khí hư bạch đới ở nữ, trẻ em co giật, bất an, người lớn đau lưng, mỏi gối, đi tiểu nhiều, tiểu nhiều không tự chủ: Lấy 30 – 40 gr củ sung tươi hoặc 10 – 20 gr củ súng khô (tán bột) nấu ăn hoặc uống bột đều rất tốt.

Trị chứng hen suyễn, bồi bổ sức khỏe: Lấy củ súng và hạt cải củ lượng bằng nhau, đem đồ chín, phơi khô, tẩm nước gừng, tán nhỏ, luyện với mật ong, thành viên như hạt ngô đồng. Ngày uống 50 viên với nước sôi để nguội (dùng được cho cả trẻ em).

Trị chứng đau mỏi ngang thắt lưng, thận hư, tỳ yếu: Lấy 20 gr củ sung, 12 gr ngưu đất, 12 gr cẩu tích, 12 gr tỳ giải (tẩm rượu sao), 12 gr ba kích, 12 gr hà thủ ô (chế với đậu đen đồ phơi 9 lần). Sắc kỹ uống ngày một thang.

(Theo Dân Việt)

]]>
https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/cu-sung-chua-di-tinh-toc-bac-so.html/feed 0
Chữa liệt dương bằng rễ cau https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/chua-liet-duong-bang-re-cau.html https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/chua-liet-duong-bang-re-cau.html#respond Fri, 11 Feb 2011 10:15:04 +0000 https://namkhoa.org/?p=701 Để chữa liệt dương và một số bệnh khác, bạn có thể dùng loại rễ cau màu trắng, mọc lộ ra trên mặt đất (rễ cau nổi) đã rửa sạch và phơi hoặc sấy khô.

Rễ cau nổi được sử dụng trong những trường hợp sau:

Thận hư, liệt dương: Rễ cau nổi dùng với liều 20 – 30 gr, thái nhỏ, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống trong ngày. Hoặc rễ cau 8 gr phối hợp với ba kích 20 gr, thục địa 20 gr, hoài sơn 20 gr, sâm bố chính 40 gr, quế thanh 8 gr. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sao vàng (trừ quế), tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm thành viên to bằng quả táo. Ngày uống 5 viên trước khi đi ngủ. Dùng liền trong một tháng.

Chữa đái rắt, đái són: Rễ cau 10 gr, rễ trầu không 10 gr (có thể dùng thân và lá) thái nhỏ, phơi khô, sắc uống làm hai lần trong ngày. Dùng liền vài ngày cho đến khi khỏi. Bài thuốc này phụ nữ có thai không được dùng.

Chữa phù thũng: Rễ cau non 4 gr, rễ dứa dại 8 gr (nướng), vỏ cây đại 8 gr (sao vàng), tía tô 8 gr, hương phụ 8 gr, hoắc hương 8 gr, hậu phác 8 gr, rễ si 8 gr. Tất cả sắc uống trong ngày.

Chữa hen suyễn: Rễ cau 300 gr, mốc cây cau 20 gr, sắc uống.

(theo Đất Việt)

]]>
https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/chua-liet-duong-bang-re-cau.html/feed 0
Ăn cá chữa xuất tinh sớm https://namkhoa.org/che-do-an-chua-benh-nam-khoa/an-ca-chua-xuat-tinh-som.html https://namkhoa.org/che-do-an-chua-benh-nam-khoa/an-ca-chua-xuat-tinh-som.html#respond Wed, 19 Jan 2011 09:39:21 +0000 https://namkhoa.org/?p=694
ăn cá chữa xuất tinh sớm

ăn cá chữa xuất tinh sớm

Một số món ăn từ cá có thể giúp quý ông thoát khỏi tình trạng khó xử, mặc cảm khi “chưa đến chợ đã tiêu hết tiền”.

Canh cá diếc, tâm sen, bí đao

Cá diếc không đánh vảy, bỏ mang, ruột. Bí đao gọt vỏ, thái miếng. Cho bí đao, tâm sen, cá diếc và 750 ml nước vào nồi đun sôi, sau đó cho lửa liu riu trong vòng 30 phút. Khi ăn cho thêm mắm, muối, mì chính, dầu ăn. Một liệu trình là 30 ngày, ăn cách nhật.

Cá diếc bổ dưỡng, giúp nam giới khoẻ hơn trong phòng the.

Cá diếc chứa nhiều acid amin, bổ sung cho chuyển hóa năng lượng và điều hòa điện giải trong cơ thể. Bí đao thanh nhiệt, nhuận tràng, giúp cho cơ thể không bồn chồn, bứt rứt. Trong bí đao có protein, vitamin C, chất xơ thô… ngăn ngừa được tích tụ mỡ và tăng sản mô xơ trong cơ thể.

Tâm sen chứa alcaloid không kết tinh, có tác dụng hạ huyết áp và điều hòa chuyển hóa lipid.

Cá mè hoa hấp

Nguyên liệu ngoài cá mè hoa còn có thịt thăn lợn, ngũ vị tử, long cốt, con hàu, muối, mì chính. Cá mè rửa sạch, đánh vảy, bỏ mang, ruột rồi đem hấp chín. Thịt thăn lợn băm nhỏ trộn với các vị trên, đem xào, sau đó dội lên cá mè đã hấp chín. Ăn ngày một lần, với liệu trình một tháng.

Cá mè bổ tỳ thận, chứa nhiều acid amin. Thịt lợn thăn chứa protein, acid amin, bổ sung quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Các thành phần khác có trong bài thuốc bổ sung vitamin C, đường (ngũ vị tử), canxi cacbonat, nhôm, kẽm…

Chú ý: Khi áp dụng những bài thuốc trên, người bệnh không nên ăn chất cay, nên ăn nhiều rau quả. Tránh lao động quá sức, cần tăng cường, rèn luyện thể lực.

Theo Sức Khoẻ & Đời Sống

]]>
https://namkhoa.org/che-do-an-chua-benh-nam-khoa/an-ca-chua-xuat-tinh-som.html/feed 0
Nhục thung dung cải thiện yếu sinh lý https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/nhuc-thung-dung-cai-thien-yeu-sinh-l.html https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/nhuc-thung-dung-cai-thien-yeu-sinh-l.html#respond Thu, 16 Dec 2010 09:31:50 +0000 https://namkhoa.org/?p=683  Nhục thung dung loại thông dụng nhất là Cistanche salsa (C. A. Mey). Đông y cho rằng, nhục thung dung có vị ngọt, mặn, tính ấm; vào hai kinh thận, đại tràng; Có công năng bổ thận, ích tinh, nhuận táo, hoạt tràng. Chủ trị nam giới liệt dương (dương nuy), nữ giới không có thai, đới hạ (nhiều khí hư), băng lậu, lưng gối lạnh đau, cơ bắp không có sức…

Theo các nghiên cứu dược lý, nhục thung dung là loại thuốc có tác dụng kiềm chế quá trình lão suy và kéo dài tuổi thọ, tăng thể lực, tăng cường khả năng miễn dịch, có tác dụng hạ huyết áp ở mức độ nhất định và có tác dụng như một loại hormon sinh dục, có khả năng kích thích và điều tiết hoạt động của tuyến thượng thận, khắc phục tình trạng chức năng tuyến thượng thận bị suy giảm và dẫn tới các bệnh liên quan.    

Như vậy có thể thấy, nhục thung dung là vị thuốc bổ, với nhiều tác dụng quý, đặc biệt là cải thiện tình trạng sinh lý yếu ở cả nam giới và nữ giới.

Để tham khảo và áp dụng khi nam hay nữ có biểu hiện trục trặc trong “chuyện ấy” có thể chọn lựa sử dụng theo những phương sau đây sao cho thích hợp nhất với bệnh tình.

Chữa dương nuy (liệt dương, rối loạn cương): Chọn một trong hai bài thuốc sau:

Bài 1: Nhục thung dung 30g, dâm dương hoắc 50g,  rượu trắng nửa lít. Ngâm ít nhất 1 tuần, hàng ngày lắc bình. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần từ  15 – 20ml.

Bài 2:

Nhục thung dung 25g, gạo tẻ 50 – 100g; thêm nước, cho vào nồi gốm, nấu to lửa cho sôi, sau nấu nhỏ lửa cho đến khi cháo chín nhừ, thêm muối, mì chính, chia ra ăn 2 lần, sáng sớm và buổi tối. Người âm hư hoặc bí đại tiện do thực nhiệt kiêng dùng.

Chữa di tinh: Nhục thung dung (thái nhỏ) 30g, thỏ ty tử 10g, xương sống dê 500g, gạo tẻ 50-100g, nấu cháo ăn trong ngày.

Chữa tảo tiết (xuất tinh sớm): Nhục thung dung 100g, tỏa dương 100g, long cốt 50g, tang phiêu tiêu 50g, phục linh 25g, rượu trắng 3 lít. Ngâm ít nhất 15 ngày, thỉnh thoảng lắc bình. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 – 30ml.

Chữa vô sinh ở nam giới:  Nhục thung dung (thái nhỏ) 30g, nhân sâm (thái nhỏ) 15g, thục địa hoàng 15g, hải mã 10g, lộc nhung (thái nhỏ) 10g, rượu trắng 1 lít. Ngâm ít nhất 1 tháng; sau đó mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 – 20ml; khi bị cảm phát sốt kiêng dùng.

Chữa nữ giới vô sinh, tình dục lạnh nhạt: Chọn một trong hai bài sau:

Bài 1: Nhục thung dung 50g, ích mẫu thảo 30g, đương quy 30g, xuyên khung 30g, xích thược 25g, tiên linh tỳ 50g, rượu trắng 2 lít. Ngâm ít nhất trong 1 tháng.  Mỗi lần dùng 15 – 20ml, hòa với mật ong; ngày uống 2 lần.

Bài 2: Nhục thung dung 25g, thỏ ty tử 15g, sơn dược 30g, thịt dê nạc 500g, gạo tẻ 50 – 100g, mắm muối gia vị lượng thích hợp. Thịt dê thái nhỏ, các vị thuốc cho vào túi vải buộc kín, cùng với gạo nấu cháo. Thêm gia vị, chia ra  ăn trong ngày.

Chữa  liệt dương do thận dương hư nhược: Dùng món bầu dục cừu, thung dung  gồm nhục thung dung 15 – 20g, bầu dục cừu 1 cặp. Bổ bầu dục cừu rửa sạch, cho vào nấu canh cùng với nhục thung dung đến khi chín bầu dục mang ra ăn, ngày 1 lần, cần ăn liền 5 – 7 ngày.

Chữa thận dương bất túc, liệt dương, đau lưng, mỏi gối: Dùng món tôm viên, nhục thung dung gồm nhục thung dung 10g, tôm nõn 20g, trứng gà 2 quả, bột mỳ 150g, dầu thực vật 500g, bột nở và gia vị vừa đủ. Cho nhục thung dung vào nồi đổ nước vào vừa đủ để đun trong 20 phút, bỏ bã lấy nước chừng 1/2 bát ăn cơm. Đập trứng gà vào bát, cho cùng với nước thuốc, bột mỳ, nước gừng, hành hoa, bột gia vị, bột nở, rồi khuấy đều thành bột trứng. Còn tôm nõn ướp rượu, muối, bột ngọt mới đổ vào bát bột vừa chế biến. Đặt chảo trên lửa to, khi chảo nóng, cho dầu thực vật vào, đun tiếp khi chảo nóng hết xung quanh, dùng thìa canh múc bột tôm đổ vào chảo rán cho tới khi thấy vàng là được. Mang ra ăn ngày 1 lần, có thể ăn vài ngày liền.

Chữa liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối: Dùng món gan lợn, nhục thung dung gồm gan lợn 1 bộ, nhục thung dung 15g. Rửa sạch gan lợn, còn nhục thung dung sau khi ngâm nước cắt bỏ vỏ nhăn, rửa sạch thái lát, sau cùng cho vào nồi với gan lợn, đổ vào hai bát to nước lã, ninh cạn còn một bát, nêm đủ gia vị và ăn gan uống nước. Ngày ăn 1 lần, cần ăn 7 – 10 ngày liền.

(Theo suckhoedoisong)

]]>
https://namkhoa.org/vi-thuoc-chua-benh-nam-khoa/nhuc-thung-dung-cai-thien-yeu-sinh-l.html/feed 0